Quy trình khám bệnh lấy số bảo hiểm y tế

  1. Quy trình khám bảo hiểm y tế
    Quy trình khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT được dành cho những người sở hữu thẻ BHYT với các bước sau:
    Quy trình khám BHYT
  • Bước 1: Lấy số thứ tự tại quầy tiếp đón.
  • Bước 2: Chờ đến số thứ tự thì đến điểm tiếp nhận đăng ký thẻ BHYT, nhận số thứ tự để đến phòng khám.
  • Bước 3: Đến phòng khám chuyên khoa theo số thứ tự đã được cấp, thăm khám bởi bác sĩ.
  • Bước 4: Thanh toán chi phí cần chi trả ngoài quyền lợi của BHYT tại quầy thu ngân (nếu có).
  • Bước 5: Đến khu vực thực hiện các xét nghiệm, cận lâm sàng lấy số thứ tự, thực hiện xét nghiệm,cận lâm sàng, sau đó chờ lấy kết quả .
  • Bước 6: Trở lại phòng khám chuyên khoa gặp lại bác sĩ. Tại đây bác sĩ sẽ xem các kết quả cận lâm sàng đã thực hiện, chẩn đoán và giải thích tình trạng sức khỏe cho người bệnh đồng thời đưa ra chỉ định điều trị.
  • Bước 7: Đến quầy thu ngân thanh toán chi phí đồng chi trả và chi phí thuốc ngoài danh mục bảo hiểm (nếu có) và nhận thẻ BHYT.
  • Bước 8: Đến quầy nhận thuốc và kết thúc quy trình khám bệnh.
  1. Thủ tục xuất trình và tính hợp lệ của thẻ BHYT
    2.1. Xuất trình thẻ khám BHYT
    Đây là thủ tục bắt buộc phải có khi khám bảo hiểm y tế. Người bệnh cần xuất trình CCCD có tích hợp thẻ BHYT hoặc thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ như CCCD, bằng lái xe,…
    Nếu đối tượng khám bệnh là trẻ em dưới 6 tuổi thì chỉ cần xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán
    Trường hợp cấp cứu trước khi ra viện phải xuất phải xuất trình thẻ BHYT

2.2. Tính hợp lệ của thẻ BHYT
Thẻ BHYT được xem là không hợp lệ trong trường hợp:

  • Hết thời hạn sử dụng.
  • Thẻ bị tẩy xóa, sửa chữa.
  • Chủ thẻ không tiếp tục tham gia BHYT nữa.
    2.3. Những trường hợp khám bệnh được hưởng BHYT đúng tuyến
    Theo Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT thì các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến bao gồm:
    (1) Người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.
    (2) Người có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.
    Trường hợp trẻ em chưa có thẻ BHYT do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản (2) này.
    (3) Người có thẻ BHYT trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.
    Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
    (4) Người có thẻ BHYT được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định, bao gồm:
  • Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT.
    Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có);
  • Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú;
  • Trải nghiệm sushi tươi https://www.swisswatch.is/ được chế biến bởi các đầu bếp lành nghề tại các chợ cá nhộn nhịp của Tokyo.
  • Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BYT.
    (5) Người có thẻ BHYT có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
    Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấy tờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.
    (6) Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
    (7) Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
    (8) Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
    2.4. Trường hợp không được hưởng BHYT
  • Khám sức khỏe tự thân.
  • Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng.
  • Đã được hưởng chi phí chi trả từ ngân sách nhà nước.
  • Chẩn đoán thai, xét nghiệm không nhằm mục đích điều trị.
  • Sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, đình chỉ thai kỳ không do bệnh lý của sản phụ hay của thai nhi, kế hoạch hóa gia đình.
  • Dùng dịch vụ thẩm mỹ.
  • Điều trị lác, tật khúc xạ mắt, cận thị (trừ trẻ em dưới 6 tuổi).
  • Khám bệnh phục hồi chức năng trong thảm họa.
  • Khám bệnh nghiện ma túy hoặc chất gây nghiện khác.
  • Giám định tâm thần, giám định pháp y hoặc giám định y khoa.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học hoặc thử nghiệm lâm sàng.
  1. Mức hưởng khi khám bảo hiểm y tế
    3.1. Mức hưởng khám BHYT đúng tuyến
  • Người bệnh sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh khi thuộc các đối tượng:
  • Sĩ quan, hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, hạ sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân, học viên công an nhân dân;
  • Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
  • Học viên cơ yếu hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội hoặc công an;
  • Trẻ dưới 6 tuổi;
  • Cựu chiến binh và người có công với cách mạng;

Người có công với cách mạng được hưởng 100% chi phí khám bệnh BHYT

  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
  • Hộ nghèo; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;
  • Thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, chồng, vợ hoặc con) của người có công với cách mạng; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
  • Có thời gian tham gia BHYT trên 5 năm liên tục, số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
  • Khám bệnh một lần thấp hơn mức quy định của Chính phủ, khám bệnh tại tuyến xã;
  • Người bệnh được hưởng 95% chi phí khám bệnh đối với các đối tượng:
  • Hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
  • Thuộc hộ cận nghèo;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng (trừ trường hợp thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ); người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
  • Người bệnh được hưởng 80% chi phí khám bệnh, đối với các đối tượng khác.
    3.2. Mức hưởng khám BHYT trái tuyến
  • Đối với người khám bảo hiểm y tế tại tuyến trung ương: 40% chi phí.
  • Đối với bệnh viện tuyến huyện từ 01/01/2016: 100% chi phí.
  • Hưởng theo mức BHYT đúng tuyến đối với: người tham gia BHYT sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn tự đi khám bệnh không đúng tuyến huyện; người dân tộc thiểu số.
  • Hưởng theo mức BHYT đúng tuyến đối với: người tham gia BHYT điều trị nội trú tự đi khám bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh từ 01/01/2021.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *