VA là tổ chức bạch huyết của vòng bạch huyết Waldeyer nằm ở ngã tư hầu họng, có vai trò giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm khuẩn qua đường mũi. Tuy là cơ quan bảo vệ bao quanh đường thở nhưng nếu không được vệ sinh đúng cách thì lại trở thành nơi khu trú của vi khuẩn, virus khiến VA bị viêm nhiễm. Khi VA bị viêm tái phát nhiều lần thì nó không còn khả năng để thực thi nhiệm vụ của mình nữa.
TRIỆU CHỨNG VIÊM VA
Có thể phân chia viêm VA thành viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính.
Viêm VA cấp tính
Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở khu vực amidal Lushka.
Dấu hiệu viêm VA cấp tính bao gồm:
• Sốt cao đột ngột: trẻ có biểu hiện sốt cao đột ngột lên tới 40 – 41 độ C
• Co thắt thanh quản: trẻ nhỏ có giật, đau tai
• Ngạt mũi: ngạt mũi hoàn toàn, chảy nước mũi cả hai bên, nước mũi nhầy chuyển thành đặc, có màu trắng đục và số lượng nhiều ở trẻ sơ sinh. Thở ngáy về đêm, tiếng nói có giọng mũi kín ở trẻ lớn hơn.
• Mủ và nhầy ở mũi: đầy mủ nhầy ở hốc mũi, gây khó khăn cho việc khám vòm họng qua mũi trước.
• Họng sưng đỏ: niêm mạc họng đỏ, có một lớp nhầy trắng, vàng phủ trên niêm mạc thành sau họng từ trên vòm chảy xuống.
• Tai: mất bóng ở màng nhĩ, trở nên xám đục, hơi lõm vào do tắc vòi nhĩ
• Hạc nhỏ ở góc hàm, rãnh cảnh, có thể sờ thấy bằng tay, cảm giác hơi đau
• Xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng cao
Viêm VA mạn tính
Đây là tình trạng VA quá phát hoặc xơ hóa sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần.
Viêm VA mạn tính có dấu hiệu đặc trưng như sau: chảy nước mũi và nghẹt mũi mạn tính
• Khi khối viêm VA càng to sẽ làm cho tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi tăng lên, nếu để lâu ngày sẽ chảy nước mũi thường xuyên, nước mũi có màu vàng hoặc xanh, chảy nước mũi mủ (bội nhiễm)
• Nghẹt mũi nhiều mức độ, nghẹt về đêm hoặc nghẹt cả ngày hay thậm chí tắc mũi hoàn toàn phải thở bằng miệng, nói khóc giọng mũi
NẠO VA LÀ GÌ?
Nạo VA là một thủ thuật đơn giản. Trẻ sau nạo vẫn ăn uống bình thường, không cần kiêng nói. Nạo VA là lấy toàn bộ tổ chức VA và amidan vòi mà không làm tổn thương thành của vòm mũi họng.
Nạo VA và cắt amidan có thể được thực hiện dưới gây mê hoăc gây tê tại chỗ. Nếu là phẫu thuật gây mê thì ca mổ thường kéo dài 30-60 phút. Nếu gây tê tại chỗ thì chỉ khoảng 10 phút. VA được cắt bỏ, nạo qua đường miệng nên sẽ không có vết rạch ở mặt hay ở cổ.
KHI NÀO NÊN NẠO VA?
VA phì đại khiến trẻ phải thở bằng miệng, nghẹt mũi, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, ngừng thở khi ngủ,… VA bị viêm nhiễm kéo dài và quá phát dẫn tới nhiều nguy hiểm như:
• VA phì đại có thở gây cản trở việc thở của trẻ, khiến trẻ phải thở bằng miệng, ngủ ngáy và thậm chí ngừng thở khi ngủ. Thiếu oxy não thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển thể chất và trí tuệ, khả năng học tập cũng như hành vi của trẻ.
• VA quá lớn cũng ảnh hưởng tới khứu giác và vị giác của các bé.
• VA phì đại có thể gây bít tắc vòi tai, dẫn tới nhiễm trùng tai, giảm thính lực và ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ.
• VA phì đại có thể khiến dịch nhầy tích tụ trong các xoang hoặc gây viêm xoang tái phát.
• VA bị viêm tái đi tái lại thường xuyên sẽ là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây bệnh, từ đó chúng có thể tấn công các cơ quan khác như mũi họng, xoang, tai, thanh khí phế quản, tim, thận…
Phẫu thuật nạo VA được chỉ định trong các trường hợp sau (không có giới hạn về tuổi):
• Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/năm).
• Viêm VA điều trị nội khoa không hết, kèm theo các biến chứng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản… tái phát.
• VA quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, khiến trẻ nghẹt mũi kéo dài, gây cản trở đường thở tự nhiên.
Đừng để bé phải chịu những cơn đau triền miên do các vấn đề mũi họng gây ra, hãy đưa trẻ đi khám ngay khi có những triệu chứng bất thường bố mẹ nha!
BVĐK Quang Thành với đội ngũ Y bác sĩ tận tình, chu đáo, trang thiết bị hiện đại, là địa chỉ khám chữa bệnh được rất nhiều bệnh nhân và người nhà tin tưởng lựa chọn.
—————————
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUANG THÀNH
Km403 QL 1A, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Bệnh viện khám BHYT tất cả các ngày trong tuần (Trừ Lễ, Tết)
Hotline: 0968.265.585
CSKH: 02383.668.668 (giờ hành chính)
Cấp cứu 24/24: 0962.51.51.15
Điện thoại phòng tiêm chủng: 0238.365.2222 (giờ hành chính)